🎄 TinhYeuCongGiao.Com 🎄
•••MXH Giới Trẻ Công Giáo Việt Nam•••
Home · Online: · Nghe nhạc · Nhà Thờ · Video · Huynh Trưởng Giêsu · Giáo lý hôn nhân · Tâm lý tình yêu · Cửa hàng · Đăng Nhập · Đăng Ký

BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG CẶP ĐÔI HẠNH PHÚC: SỰ HƯỞNG ỨNG

BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG CẶP ĐÔI HẠNH PHÚC: SỰ HƯỞNG ỨNG

BÍ QUYẾT CỦA NHỮNG CẶP ĐÔI HẠNH PHÚC: SỰ HƯỞNG ỨNG

Ngày cuối tuần, 2 vợ chồng Sơn và Hà cùng ở nhà, trong khi Hà đang đọc báo thì Sơn ngồi làm việc bên cửa sổ. Bỗng một con chim bay qua thu hút sự chú ý của Sơn.

Anh reo lên và nhìn sang phía vợ:

- Nhìn con chim ngoài kia đẹp quá kìa!

Hà ngẩng đầu lên đáp:

- Anh rảnh quá ha!

Rồi cúi xuống tiếp tục đọc báo.

Sơn tiu nghỉu, cúi xuống làm việc tiếp, trong đầu anh thầm tưởng tượng cảnh vợ mình lúc đó sẽ vui vẻ hỏi “Đâu anh? Ừ, đẹp thật, chim gì vậy nhỉ?” và cả hai sẽ nói chuyện rôm rả với nhau. Nhưng không, Hà đã cắt đứt sự hào hứng của anh. 

Ở đây, Sơn không chỉ nhận xét về con chim, anh đang yêu cầu một sự hưởng ứng từ phía vợ - một dấu hiệu của sự quan tâm hay kết nối – điều quan trọng là Hà có nhận ra, tôn trọng và hưởng ứng hay không.

Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với cặp đôi Thắng và Mai. Khi cả hai đang đi dạo, Mai cao hứng đọc một bài thơ tình và hỏi Thắng có biết tác giả của bài thơ hay không. Thắng không biết và sợ bị chê bai nên nói “Thơ với thẩn gì, anh không quan tâm”. 

Mai im lặng, mắt hơi đỏ hoe. Mục đích của cô không phải là đánh đố Thắng về kiến thức văn thơ – mà là tìm cách để kết nối và bày tỏ tình cảm dành cho anh. Nhưng Thắng đã không nhận ra và hưởng ứng.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học John Gottman cho thấy rằng các cặp đôi hạnh phúc thường có một đặc điểm chung là luôn “hưởng ứng” nhau. Khi một người đánh tiếng, người kia luôn đáp lại bằng sự quan tâm và ủng hộ. Ngược lại, những cặp đôi gặp trục trặc trong tình cảm thì thường không phản ứng khi người bạn đời của mình đánh tiếng, hoặc phản ứng cho có lệ và tiếp tục những gì họ đang làm như là xem tivi, đọc báo. Tệ hơn, họ còn phản ứng lại với thái độ thù địch “Phiền quá. Anh/em đang bận, thấy không?”

Những người này chỉ tập trung vào việc chỉ trích bạn đời của họ mà không nhận thấy những điều tích cực đối phương đang làm, thay vào đó, họ chỉ nhìn thấy sự tiêu cực ở nơi mà nó không hề có. Họ sẽ làm hỏng mối quan hệ bằng cách khiến người bạn đời cảm thấy không được quan tâm và không có giá trị gì, như thể họ không có ở đó. Sự khinh miệt là hồi chuông báo tử cho mối quan hệ.

Tại sao có những người có kỹ năng “hưởng ứng” rất tốt, khiến bạn đời của họ luôn vui vẻ, nhưng cũng có những người hoàn toàn thiếu kỹ năng này?

- Thứ nhất là do tâm lý “phòng thủ”: Một số người luôn ám ảnh với việc người khác có đang tấn công, thử thách, đánh đố mình hay không, khiến họ giải mã sai thông điệp mà đối phương truyền tải, và phản ứng bằng cách tấn công lại thay vì ủng hộ.

- Thứ 2 là “cái tôi cao”, dẫn đến thiếu khả năng thấu cảm và sự tinh tế cần thiết. Họ chỉ chú ý đến bản thân mình, những suy nghĩ của mình, việc mình đang làm… mà không quan tâm đến lời nói, cảm nhận của người khác.

Hạnh phúc lứa đôi không gì khác hơn là một hành trình dài được vun đắp bởi những khoảnh khắc đáng nhớ cộng lại. Việc bỏ qua những khoảnh khắc nhỏ có thể kết nối về tình cảm sẽ dần dần bào mòn mối quan hệ của bạn. Sự bỏ mặc tạo ra khoảng cách giữa hai người và nuôi dưỡng lòng oán giận ở người đang bị bỏ mặc.

Chuyên Mục
Lời tâm tình

Website Tình Yêu Công Giáo là một dự án cộng đồng phi lợi nhuận ra đời với xứ mệnh cung cấp thông tin, kết nối cho mọi tín hữu công giáo. Do chúng con, với sức người có hạn. Vì vậy, chúng con rất mong được sự chung tay góp sức của mọi người cùng xây dựng Tình Yêu Công Giáo